Bộ máy hành chính Danh_sách_sultan_của_đế_quốc_Ottoman

Từ năm 1299 đến 1922, các vua nhà Ottoman cai trị một đế quốc xuyên lục địa rộng lớn. Lúc hùng mạnh nhất, Đế quốc Ottoman trải dài từ Hungary ở phía bắc đến Somalia ở phía nam, và từ Algérie ở phía tây đến Iraq ở phía đông. Ban đầu, đế quốc có kinh đô tại BursaTiểu Á, sau đó dời về Edirne năm 1366 rồi lại dời về Constantinopolis (nay là Istanbul) năm 1453 khi thành phố này bị chiếm từ tay Đế quốc Đông La Mã (Byzantine).[1] Những năm đầu của đế quốc Ottoman được kể lại trong nhiều câu chuyện khác nhau mà rất khó xác định là lịch sử hay truyền thuyết; tuy nhiên, phần lớn sử gia nhất trí rằng đế quốc này ra đời năm 1299 và vị vua đầu tiên là Osman I, Hãn vương của bộ lạc Kayı người Thổ Oghuz.[2] Đế quốc Ottoman mà ông sáng lập đã tồn tại trong 6 thế kỷ, với 36 vị vua. Sau thất bại của phe Cường quốc Trung tâm mà Đế quốc Ottoman tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc này tan rã. Đế quốc bị phân chia bởi các nước phe Hiệp ước thắng trận, sau đó thắng lợi của cuộc Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.[3]

Trong phần lớn lịch sử Ottoman, nhà nước này theo chính thể quân chủ chuyên chế. Vua Thổ - với nhiều chức vị - đứng đầu trong cơ cấu có cấp bậc của Ottoman, và có vai trò trong chính trị, quân sự, pháp luật, xã hội, tôn giáo.[a] Trên lý thuyết, ông chỉ chịu trách nhiệm với mỗi Thượng đế và Thánh luật (şeriat của người Hồi giáo, được biết trong tiếng Ả Rập như sharia), mà ông là người thực thi trưởng. Thiên mệnh của ông được phản ánh trong các tước hiệu Hồi-Ba Tư, ví dụ như "hiện thân của Thượng đế trên trần" (zill Allah fi'l-alem) và "khalip của bộ mặt trong trần gian" (halife-i ru-yi zemin).[4] Mọi đại thần đều do ông bổ nhiệm, và các bộ luật đều do ông ban hành dưới hình thư của một sắc dụ. Ông là tướng chỉ huy tối cao và có tước hiệu chính thức ở mọi vùng đất.[5] Sau sự thất thủ của Constantinopolis năm 1453, các sultan Ottoman tự xem mình như những kẻ kế vị của Đế quốc La Mã, cụ thể hơn là họ xưng Caesar (kaysar) và Hoàng đế.[4][6][7] Sau cuộc chinh phạt Ai Cập năm 1517, Selim I cũng xưng khalip, trở thành một ông vua của toàn Hồi giáo.[b] Một tân vương thường mang Gươm Osman, một nghi thức quan trọng tương đương với lễ đăng quang của các vua chúa Âu châu.[8] Nếu nhà vua không làm lễ mang gươm, ông không đủ tư cách để đưa con mình vào hàng những người kế vị.[9]

Dù chuyên chế và có thần quyền trong pháp lý và trong nguyên tắc, quyền của vua Thổ được thực thi có giới hạn.

Sự khác biệt giữa thời gian trị vì của các vua đầu và cuối là bằng chứng cho sự suy yếu của Đế quốc Ottoman. Suleiman I ở thời thịnh trị của đế quốc vào thế kỷ XVI, là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Ottoman: 46 năm. Murad V ở thời suy vong của đế quốc vào cuối thế kỷ XIX, được xem là vua trị vì ngắn nhất: chỉ 93 ngày rồi bị hạ bệ. Nền quân chủ lập hiến chỉ được thành lập dưới triều người kế vị Murad V, Abdülhamid II, nên ông trở thành vị vua chuyên chế cuối cùng, đồng thời là vị vua lập hiến đầu tiên của Đế quốc Ottoman.[10] Cháu của Abdülhamid II, Hoàng tử Ertuğrul Osman, sống ở thành phố New York năm 1939, là người đứng đầu của dòng họ Ottoman hiện nay và là người được quyền thừa kế ngai vàng Ottoman xưa.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_sultan_của_đế_quốc_Ottoman http://books.google.com/books?id=1MYRAAAAYAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=B1cMtKQP3P8C&prin... http://books.google.com/books?id=focLrox-frUC&prin... http://www.nytimes.com/2006/03/26/realestate/26hab... http://www.ottomanfamily.com/ http://web.archive.org/web/20060615093426/www.4dw.... http://web.archive.org/web/20060615093437/www.4dw.... http://web.archive.org/web/20060615093437/www.4dw.... http://www.theottomans.org/english/family/index.as... http://www.tugra.org/en/hakkinda.asp